Nâng xoang – Ghép xương

Trường hợp cần ghép xương – nâng xoang trong trồng răng Implant

  • Mất răng nhiều năm
  • Mất răng do viêm nha chu
  • Mất răng do nhiễm trùng
  • Chấn thương
  • Sử dụng cầu răng sứ, hàm tháo lắp lâu năm

Khi đó, xương hàm sẽ bị thoái hóa, tiêu dần và không còn đủ thể tích xương để cấy ghép Implant, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến vùng xương của răng kế bên. Do đó, cần phải có thủ thuật ghép xương mới đủ điều kiện để cấy ghép Implant.

 

1. Kỹ thuật ghép xương Implant

Ghép xương nhân tạo: Thành phần chính là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate. Xương nhân tạo được cấy ghép vào khoảng thiếu xương, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan. Trong đó, cứ 1 tháng, xương tự thân sẽ phát triển thêm 1mm nên phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho cấy ghép Implant và sau đó cần thêm 3 đến 6 tháng mới làm phục hình trên Implant. Kiểu ghép xương này cũng rất hiệu quả và an toàn.

Ghép xương tự thân: Xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân ghép vào nơi thiếu xương. Kiểu ghép xương này thường cho kết quả tốt bởi vì xương này được cơ thể chấp nhận dễ dàng. Thời gian cũng tương tự như ghép xương nhân tạo

2. Kỹ thuật nâng xoang và nong xương

Nâng xoang: Khi điều trị Implant ở vùng răng sau của hàm trên, ctrong trường hợp thiếu hỏng xương cần ghép xương nhưng vì giới hạn trên của chiều cao xương này là đáy xoang hàm nên phải thực hiện kỹ thuật nâng xoang kết hợp ghép xương để tăng chiều cao. Đặt Implant có thể được tiến hành cùng lúc với nâng xoang, hoặc có thể bạn phải đợi một thời gian vài tháng sau đó.

Nong xương: Là kỹ thuật đơn giản nhằm nong rộng sóng hàm trong trường hợp sóng hàm quá mỏng, sau đó tiến trình cấy ghép Implant như bình thường.